Vải viscose là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của loại vải này
Vải viscose, còn được biết đến với tên gọi khác là rayon, hiện là một trong những loại vải thun được ưa chuộng nhất trên thị trường toàn cầu. Theo các thống kê, đặc biệt vào mùa hè, các sản phẩm từ vải này trở nên cực kỳ phổ biến nhờ vào tính chất nhẹ và thoáng mát.
Trong bài viết này, Thành Tiến Uniform sẽ cùng quý bạn đọc khám phá chi tiết về vải viscose, bao gồm khái niệm, ưu và nhược điểm, cùng các ứng dụng nổi bật của loại vải này.
Vải viscose là gì?
Vải viscose (sợi lụa nhân tạo) hay còn gọi là Rayon là loại sợi bán tổng hợp được sản xuất từ chất xơ cellulose lấy từ thân cây mía, đậu nành, thông, sồi, bạch đàn hoặc cây tre. Qua quá trình loại bỏ các chất phụ gia hóa học không gây hại sức khỏe người dùng thu được một thành phẩm vải viscose hoàn chỉnh đưa đi tiêu thụ.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải viscose (viscose fabric)
- Được bắt nguồn từ những nước châu Âu bởi nhà khoa học người Pháp Hilaire De Chardonnet thay thế cho vải tơ tằm truyền thống vào những thế kỷ 19, 20 của cuộc cách mạng Công nghiệp.
- Vào năm 1982, vải được cấp bằng sáng chế cho quá trình sản xuất sợi vải viscose rất tỉ mỉ và cẩn thận. Được các nhà khoa học Anh gồm Clayton Beadle, Edward John Bevan và Charles Frederick hoàn thiện đưa vào sử dụng sâu trong đời sống hằng ngày.
- Mãi đến đầu thế kỷ 20, chất liệu vài này được sử dụng phổ biến trên mọi nơi tại thị trường châu Âu và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới và phát triển đến ngày nay.
Quy trình sản xuất vải viscose
Quy trình sản xuất vải viscose trải qua 6 bước cơ bản:
- Bước 1: Xay sợi cellulose với độ tinh khiết lên đến 90% ra thật nhuyễn
- Bước 2: Hòa tan hỗn hợp xay nhuyễn trên với dung dịch natri hydroxit nhằm loại bỏ những tạp chất, tạo ra loại cellulose kiềm mới có màu sắc nâu gỗ
- Bước 3: Từ thành phẩm thu được ở bước 2 đưa đi qua con lăn loại bỏ các tạp chất dư thừa và tiến hành cắt thành từng miếng nhỏ
- Bước 4: Đưa các mảng cellulose nhỏ thu được từ bước 2 kết hợp cùng các hợp chất carbon disulfide hòa tan trong dung dịch natri hydroxit khoảng từ 1 đến 2 tiếng trước. Khi phản ứng kết thúc, ta thu được thành phẩm vải viscose.
- Bước 5: Ngâm thành phẩm vải viscose ở bước 5 trong acid sunfuric rồi tiến hành cho dung dịch vào máy đùn sợi, kéo thành từng đơn vị sợi tạo ra các sợi nhân tạo cellulose phái sinh (sợi vải viscose).
- Bước 6: Từ sợi vải thu được ở bước 5, xưởng sản xuất tiến hành dệt thành những tấm vải viscose có kích cỡ khổ lớn khác nhau rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Những đặc tính vải viscose ưu và nhược điểm
Ưu điểm của vải viscose
- Nhuộm màu dễ dàng, lên màu nhanh, đẹp và màu sắc khó phai, bền bỉ
- Giá thành rẻ hơn so với những chất vải khác
- Vải rất thoáng khí, thấm hút nước rất tốt. Khi may quần áo giúp người mặc có cảm giác dễ chịu và khô thoáng
- Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn rất tuyệt vời
- Bề mặt vải mềm mại, êm ái
- Không tích điện gây kích ứng da hay bám dính, vướng víu khi sử dụng
Nhược điểm của vải viscose
Ngoài những ưu điểm nổi bật, vải viscose còn có những ưu điểm riêng gồm:
- Dễ bị nhăn, mất thời gian là ủi thường xuyên
- Cần bảo quản cẩn thận để không bị nhăn
- Phơi ở ánh sáng quá mạnh làm giảm sút chất lượng vải
Phân loại vải viscose phổ biến
Vải viscose nguyên chất
Vải viscose nguyên chất là loại vải chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường, đặc biệt được ưa chuộng trong ngành may mặc và sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, do đặc tính dễ co lại khi gặp nước, vải viscose nguyên chất cần được giặt khô hoặc xử lý tại các tiệm giặt chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất..
Vải viscose có độ bền cao
Vải viscose thường được xử lý bằng chất hóa học hoặc tráng cao su để tăng cường độ ổn định cấu trúc và khả năng chống ẩm. Loại vải này nổi bật với khả năng chịu lực mạnh và độ bền cao, do đó, nó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm như đai an toàn ô tô, các vật liệu ngành may đòi hỏi độ bền chắc, và lốp xe. Nhờ vào giá thành hợp lý và độ bền vượt trội, vải viscose giúp giảm chi phí sản xuất và là lựa chọn lý tưởng trong ngành dệt may công nghiệp cũng như sản xuất lốp xe
HWM Rayon (HWM Viscose)
HWM Rayon thu hút khách hàng nhờ khả năng thấm hút cao và giữ nhiệt tốt, giúp người sử dụng luôn cảm thấy thoải mái. Quá trình làm sạch và bảo quản vải cũng trở nên đơn giản hơn; bạn có thể giặt tay hoặc giặt máy mà không lo ngại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Cách phân biệt vải viscose và các loại vải khác
Vải Viscose và Vải Polyester
Vải Viscose | Vải Polyester |
Thoáng khí tuyệt vời, thoải mái trong thời tiết nóng bức | Độ thoáng khí thấp hơn, thời tiết nóng gây khó chịu, không thoải mái |
Đòi hỏi việc là ủi hoặc bảo quản, có khuynh hướng nhàu dễ dàng | Yêu cầu ít việc chăm sóc, khả năng chống nhàu cao |
Độ bền kém,có nguy cơ co rút và đòi hỏi xử lý cẩn thận | Bền và mạnh mẽ, cực kỳ lý tưởng cho trang phục quần áo hằng ngày, quần áo thể thao |
Độ tinh tế cao | Độ tinh tế kém hơn |
Là loại vải bán tổng hợp | Là loại vải hoàn toàn tổng hợp |
Nguồn gốc tạo thành từ tài nguyên tái tạo bột gỗ | Nguồn gốc tạo thành từ tài nguyên không tái tạo dầu mỏ |
Tìm hiểu thêm loại Vải Polyester
Vải Viscose và vải Modal
Vải viscose | Vải modal |
Được sản xuất từ xenlulozơ có nguồn gốc từ cây bạch đàn, thông, sồi, mía… | Được sản xuất từ xenlulozơ tái chế từ cây sồi… |
Được xem là lụa nhân tạo | Được xem là một loại tơ nhân tạo |
Quá trình xử lý ít hơn | Quá trình xử lý nhiều hơn |
Kém thân thiện với môi trường hơn, sử dụng nồng độ natri hydroxit trong quá trình xử lý nhiều hơn | Thân thiện với môi trường sống, modal sử dụng nồng độ natri hydroxit thấp hơn |
Độ bền, thoáng khí thấp hơn | Độ bền và thoáng khí cao hơn viscose Trọng lượng nhẹ hơn |
Trọng lượng nặng hơn modal |
Ứng dụng của vải viscose trong ngành may mặc đồng phục
Vải viscose cho đồng phục công sở
Sử dụng vải viscose may đồng phục công sở giúp trang phục trở nên sang trọng, cao cấp và chỉn chu hơn. Đồng thời, form dáng đồng phục công sở may từ vải này cũng giữ được lâu sau nhiều lần vệ sinh.
Vải viscose cho đồng phục trường học
Học sinh là lứa tuổi vận động nhiều, nên dùng vải viscose may đồng phục trường học rất lý tưởng. Vải kết hợp với nhiều chất vải như spandex, cotton… tăng khả năng co giãn, thấm hút và giúp các bạn học sinh vận động thoải mái.
Vải viscose cho đồng phục nhà hàng - khách sạn
Chất vải mềm mại, bóng nhẹ, thấm hút mồ hôi và mang lại cảm giác dễ chịu nên được nhiều nhà hàng – khách sạn lựa chọn may đồng phục cho nhân viên của mình. Đồng thời giá thành vải rẻ nhưng chất lượng đáp ứng được tất cả mọi tiêu chí, phù hợp trong chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Vải viscose cho đồng phục áo khoác mùa hè
Loại vải này thường được ứng dụng để may áo chống nắng làm đồng phục mùa hè nhờ khả năng thoáng khí, bảo vệ tốt làn da khỏi tia UV, nhẹ nhàng và giữ màu bền lâu. Đặc biệt, chất liệu này giúp đồng phục mùa hè ít bị phai màu ngay cả dưới ánh nắng gắt.
Tổng kết bài viết vải viscose
Trên đây là những thông tin cơ bản về vải viscose. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về loại vải này và có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả. Chúng tôi mong rằng những kiến thức chia sẻ sẽ giúp bạn lựa chọn loại vải phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích của mình.
Hãy khám phá thêm nhiều sản phẩm đồng phục từ chất liệu vải viscose của xưởng may đồng phục Thành Tiến Uniform trên website của chúng tôi ngay hôm nay!
Câu hỏi thường gặp
Vải viscose có bền không khi sử dụng lâu dài? |
Vải viscose có độ bền khá tốt khi sử dụng trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, độ bền của vải này phụ thuộc vào cách bạn sử dụng và bảo quản. Khi ở trạng thái khô, vải viscose có khả năng chịu lực khá mạnh, nhưng khi bị ướt, sợi vải có xu hướng yếu đi và dễ bị kéo giãn. Vì vậy, để vải viscose bền lâu dài, bạn nên hạn chế tác động mạnh lên vải khi ẩm và giặt nhẹ nhàng để tránh làm hỏng cấu trúc sợi. |
Cách bảo quản vải viscose như thế nào để tránh bị phai màu? |
Để bảo quản vải viscose và tránh tình trạng phai màu, bạn nên:
|
Vải viscose có an toàn cho da nhạy cảm không? |
Vải viscose thường được đánh giá là khá an toàn và thân thiện với da, kể cả da nhạy cảm. Do được làm từ cellulose tự nhiên, vải viscose có khả năng thoáng khí tốt, giúp da không bị bí bách hay kích ứng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chọn các sản phẩm vải viscose không chứa chất hóa học hay các chất nhuộm độc hại, vì các hóa chất này có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. |
Có thể tái chế vải viscose không? |
Có, vải viscose có thể tái chế được. Vì vải viscose được làm từ cellulose tự nhiên (chủ yếu từ bột gỗ), nó có khả năng phân hủy sinh học và có thể tái chế thành sợi mới. Tuy nhiên, quy trình tái chế thường phức tạp hơn do cần loại bỏ các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất ban đầu. Hiện nay, nhiều công ty đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển các phương pháp tái chế viscose bền vững hơn để giảm tác động môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên tái chế hiệu quả hơn. |