Vải Cotton Là GÌ ? Ưu & Nhược Điểm Khi May Đồng Phục

Vải Cotton Là GÌ ? Ưu & Nhược Điểm Khi May Đồng Phục

Vải cotton với đặc tính mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt, an toàn với làn da nên rất được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Cùng Thành Tiến Uniform tìm hiểu về chất vải này nhé.

Vải cotton là vải gì?

Vải cotton là chất liệu được dệt hoàn toàn được làm từ sợi bông tự nhiên nên rất mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Khi dệt, vải có thể được pha trộn thêm một số chất hóa học hoặc sợi nhân tạo khác nhằm cải thiện chất lượng và độ bền của vải.

vai-cotton-la-gi (Vải cotton là gì?)

Các loại vải cotton thường được gọi theo cách khác là vải cotton 2 chiều và vải cotton 4 chiều.

Tính năng Vải cotton 2 chiều Vải cotton 4 chiều
Độ co giãn Hạn chế Tốt
Cảm giác Cứng, ít ôm sát Mềm mại, ôm sát
Độ bền Tốt Tương đối tốt
Ứng dụng Áo sơ mi, váy đầm Quần áo thể thao, đồ mặc nhà

 

Vải cotton hiện tại trên thị trường gồm bao nhiêu loại?

  • Vải Cotton 100%: Chất liệu được dệt từ sợi cotton 100%, được xử lý hoá chất chuyên dụng nhằm làm tăng chất lượng và độ bền của vải. Vải thoáng mát, thấm hút tốt, độ bền cao, dễ vệ sinh, dễ nhuộm màu nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, vải 100 cotton có giá thành tương đối cao.

vai-cotton-100 (Vải cotton 100%)

  • Vải Cotton pha (cotton/polyester, cotton/spandex): Chất liệu được dệt từ sợi cotton phối thêm sợi polyester hoặc spandex. Vải cotton poly nổi bật với khả năng co giãn tốt, độ bền cao, nhẹ. Cotton pha Spandex có độ đàn hồi tốt, mềm mại, dễ nhuộm, bền màu, không tích điện và cotton có khả năng kháng khuẩn tốt.

vai-cotton-polyester-vai-cotton-spandex (Cotton Polyester - Cotton Spandex)

  • Vải Cotton sateen: Loại vải cotton với sợi vải được se nhỏ hơn, áp dụng kỹ thuật dệt sateen weave giúp vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới mang lại cảm giác sang trọng và thoải mái. Vải cotton satin có đặc điểm nổi bật của satin là độ bóng sáng và khả năng phản chiếu ánh sáng, tạo vẻ đẹp lộng lẫy cho chất liệu.

vai-cotton-sateen (Vải Cotton Sateen)

  • Vải Cotton Flannel: Cotton flannel hay dạ mỏng, nỉ mỏng là chất liệu được dệt từ sợi len, cotton hay polyester bằng phương pháp dệt sợi chéo, tạo ra khoảng trống giữa sợi, tăng cường độ mềm mại và khả năng thoáng khí. Cotton flanel có khả năng giữ nhiệt tốt nên thường được sử dụng làm trang phục giữ ấm cho cơ thể.

vai-cotton-flannel

(Vải Cotton Flannel) 

  • Vải Cotton Muslin: Loại vải được dệt từ sợi cotton có cấu trúc tằm xốp, tạo ra những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, giúp vải có độ thông thoáng tốt, độ dày thấp và mềm mại, thường được sử dụng để sản xuất quần áo, chăn mền, khăn tắm và các sản phẩm gia dụng khác.

vai-cotton-muslin (Vải Cotton Muslin)

  • Vải Cotton Voile: Chất liệu vải được dệt 100% từ sợi cotton, mỏng, nhẹ và mềm mại, tạo cảm giác thoáng mát và dễ chịu cho người mặc. Vì vậy, vải được ứng dụng phổ biến trong sản xuất quần áo và các sản phẩm dệt may khác, phù hợp với thời tiết mùa hè.

vai-cotton-voile (Vải Cotton Voile)

  • Vải Cotton Twill: Vải được dệt từ sợi bông cotton với cấu trúc dệt Twill đặc biệt tạo ra các kiểu gân hướng song song với các đường chéo đặc trưng và các đường rãnh hoặc xếp gấp ở góc 45 độ trên bề mặt vải. Vải có bề mặt bóng, mịn, độ bền cao và có độ co giãn tốt, được sử dụng phổ biến trong may mặc, trang trí nội thất.

vai-cotton-twill (Vải Cotton Twill)

Cách nhận biết vải Cotton dễ nhất

  • Dựa vào giác quan: Vải cotton dễ bị gấp và nhăn theo nếp. Dùng tay sờ vào mặt vải có cảm giác mềm mịn nhưng không rũ, không lạnh.
  • Dựa vào đặc tính thấm nước: Vải cotton 100% thấm nước rất nhanh và đều cả 2 mặt nên có thể nhỏ vài giọt nước lên bề mặt vải để kiểm tra.
  • Dựa vào nhiệt độ: Dùng lửa đốt trực tiếp sẽ phân biệt được vải cotton. Vải cotton khi đốt cháy nhanh, ngọn lửa màu hồng, khói xám, tro mềm và dễ tan. 

Vải cotton đem lại những lợi ích gì cho người sử dụng

Vải cotton với nhiều ưu điểm vượt trội như vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, độ bền, dễ sử dụng, tạo sự thoải mái cho người dùng, an toàn với làn da, thân thiện với môi trường nên rất được ưa chuộng để may các trang phục thời trang, đồ dùng gia đình như khăn tắm, khăn mặt, chăn, ga, gối, rèm màn, … và các ứng dụng khác như túi vải, túi lọc, …

Nguồn gốc và sản xuất vải cotton sẽ ra sao 

Vải cotton có nguồn gốc từ vải được dệt từ sợi của quả cây bông tự nhiên.

Trồng bông

- Giống bông: Hiện nay, có nhiều giống bông vải có tính chống chịu sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao.

- Kỹ thuật canh tác: Cây bông dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên cần đảm bảo kỹ thuật canh tác, phòng chống sâu bệnh để đảm bảo chất lượng, đạt năng suất cao.

Xử lý sợi

- Tách hạt: Sau khi thu hoạch, quả bông được tách hạt, lấy sợi bông bằng tay hoặc máy.

- Kéo sợi: Sợi bông được kéo sợi bằng máy tách bông và phân loại theo độ dài, độ thẳng và độ sạch.

Dệt vải

Vải có thể được dệt thủ công bằng máy dệt truyền thống hoặc dệt tự động bằng các máy dệt hiện đại.

- Máy dệt truyền thống: Vải có thể được dệt thủ công bằng máy dệt truyền thống với công suất thấp, máy được điều chỉnh đơn giản, chiếm diện tích nhỏ và lắp đặt rất dễ dàng.

- Máy dệt hiện đại: Các hệ thống máy dệt hiện đại có tính tự động hóa cao, đáp ứng được số lượng, chất lượng và độ đồng đều của vải, tối ưu hoá thời gian sản xuất.

nguon-goc-san-xuat-vai-cotton (Nguồn gốc và sản xuất vải cotton)

Đặc tính vải cotton mà nên phải biết

Độ bền chuẩn 

- Độ bền kéo: Vải cotton có độ bền kéo hơn các vật liệu khác nhờ đặc tính sợi cotton dẻo dai, mạnh mẽ hơn đến 30% khi ướt.

- Độ bền mài mòn: Vải cotton có thể chịu được sự mài mòn và giặt giũ nhiều lần.

Độ thấm hút tốt

- Độ thấm hút nước: Vải cotton khi đụng nước sẽ thấm hút nước nhanh, nặng hơn trọng lượng ban đầu. 

- Độ thấm hút mồ hôi: Nhờ khả năng thấm nước, vải cotton thấm hút mồ hôi tốt.

Độ co giãn tốt

Co giãn theo chiều ngang:  Vải cotton 100% có độ co dãn kém, chỉ 2-3% khi tác động lực theo phương ngang.

Co giãn theo chiều dọc: Để tăng độ co dãn, vải cotton thường được pha thêm 3-5% sợi Spandex, vải có thể co dãn khi tác dụng lực theo phương dọc.

dac-tinh-vai-cotton(Đặc tính vải Cotton)

Các loại vải cotton phổ biến được may đồng phục công ty

Vải Cotton 100%: Vải dệt từ sợi cotton 100% nên mềm mịn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng phục được sản xuất từ chất liệu này rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, tuy nhiên giá thành khá cao.

vai-cotton-100-dong-phuc (Vải cotton 100% sử dụng làm đồng phục)

Vải Cotton pha (cotton/polyester, cotton/spandex): Vải được dệt từ sợi bông và một số sợi tổng hợp khác, có nhiều ưu điểm như độ co giãn tốt, ít nhăn, nhẹ, dễ vệ sinh, giá thành cạnh tranh.

vai-cotton-pha-cotton-polyester-cotton-spandex (Cotton pha - cotton/polyester, cotton/spandex làm đồng phục)

Vải Cotton Poplin: Vải được dệt trơn từ sợi cotton kết hợp với sợi polyester hoặc spandex tạo hiệu ứng gân nổi bật. Vải có bề mặt mềm mịn, ít nhăn, tính thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý, thường được sử dụng để may các sản phẩm cao cấp.

vai-cotton-poplin

(Cotton Poplin làm đồng phục) 

Vải Cotton Oxford: Vải được dệt từ sự kết hợp đan xen giữa sợi cotton và sợi pha polyester cùng bông. Vải được giặt dễ hơn, giữ form tốt hơn so với các loại vải khác., thường có thể sử dụng để may áo sơ mi.

vai-cotton-oxford (Cotton Oxford làm đồng phục sơ mi)

Ưu điểm vải cotton khi may đồng phục công ty

  • Mềm mại, khả năng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • An toàn, không gây kích ứng da: Phù hợp với mọi làn da, kể cả da nhạy cảm.
  • Độ bền cao, bền màu, nhanh khô, có thể giặt bằng máy giặt.
  • Thân thiện với môi trường: Vải dệt từ sợi bông thiên nhiên, khả năng tự phân hủy tốt nên thân thiện với môi trường.
  • Giá thành rẻ hơn một số loại sợi pha khác: Do nguyên liệu dễ kiếm, sẵn có.

Nhược điểm vải cotton khi may đồng phục công ty

  • Vải dễ nhăn, dễ bị co rút khi giặt gây mất thẩm mỹ.
  • Form khá cứng nên phù hợp với trang phục nam giới hơn nữ giới.
  • Giá thành cao hơn so với một số loại vải khác.

Tổng kết bài viết

Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về chất liệu, phân loại, các đặc tính của vải cotton, quy trình sản xuất sợi, dệt vải và các ưu, nhược điểm của vải cotton để quý khách hàng có thể lựa chọn chất liệu phù hợp và có biện pháp bảo quản phù hợp. 

Bình luận bài viết