Tổng Hợp Thông Tin Về Loại Vải Polyester Mới Nhất
Vải polyester là một loại vải rất phổ biến trên thị trường hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nhận được sự ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về vải polyester chưa? Vì sao vải polyester lại được ưa chuộng hơn so với các loại vải khác như vải lanh hay vải cotton? Hãy cùng Thành Tiến Uniform đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về chất liệu vải polyester nhé!
Vải polyester là gì?
Vải polyester, hay còn gọi đầy đủ là polyetylen terephthalate, là một loại polymer nhân tạo được tạo thành từ ethylene — một chất có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí. Hiểu đơn giản, đây là một loại nhựa có những đặc tính cơ bản của nhựa thông thường. Sợi polyester được sản xuất thông qua quá trình trùng hợp hóa học, tạo ra 4 dạng sợi chính: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament. Với bản chất là nhựa tổng hợp, polyester mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Polyester thường được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, chăn ga gối đệm, đồ lót và nhiều sản phẩm khác.
Trải qua quá trình phản ứng hóa học sẽ tạo thành 4 dạng sợi cơ bản gồm sợi filament, sợi thô, sợi fiberfill và sợi xơ. Bốn loại sợi này tiếp tục qua công đoạn dệt tấm tạo thành một tấm vải polyester hoàn thiện ứng dụng trong cuộc sống.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của sợi polyester
- Vào năm 1930, sợi polyester được các nhà khoa học phát hiện trong phòng thí nghiệm.
- Ngay sau đó, từ năm 1939 đến năm 1940, các nhà khoa học Hoa Kỳ và Anh đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về loại sợi này.
- Đến năm 1946, công ty DuPont bắt đầu thực hiện kế hoạch mua bản quyền polyester và đưa nó vào sản xuất thương mại.
- Tuy nhiên, mãi đến năm 1950, vải polyester mới bắt đầu được biết đến rộng rãi và sử dụng phổ biến trong ngành dệt may.
Trong thập niên 70, sợi vải polyester đạt đỉnh cao khi thương hiệu thời trang Disco bùng nổ với nhiều mẫu trang phục lấp lánh, ấn tượng xuất hiện trong các video âm nhạc nổi tiếng.
Quy trình sản xuất vải polyester
Phản ứng trùng hợp
Là một phản ứng tạo thành các polymer có mắt xích cơ bản có cấu tạo tương tự với monomer tham gia phản ứng.
Các công đoạn sản xuất vải polyester
Công đoạn sản xuất vải polyester gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Thực hiện phản ứng trùng hợp
Hỗn hợp ethylene glycol và dimethyl terephthalate được trộn đều với chất xúc tác, sau đó đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến 120 độ C để tạo ra hợp chất monomer. Sau đó, hợp chất này được tiếp tục phản ứng trực tiếp với acid terephthalic ở nhiệt độ khoảng 180 độ C. Quá trình này tạo ra các sợi polyester ban đầu.
- Bước 2: Sấy khô sợi polyester
Sợi polyester sau khi hình thành được đưa vào quá trình sấy khô. Sau khi sấy lần đầu, sợi trở nên giòn và được chia nhỏ. Những phần nhỏ này tiếp tục được sấy thêm lần nữa để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức tốt nhất.
- Bước 3: Đùn sợi
Polyester sau khi sấy được nấu chảy ở nhiệt độ từ 170 đến 250 độ C, tạo thành dung dịch đặc. Dung dịch này được đưa vào ổ phun và ép qua các lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành các sợi polyester.
- Bước 4: Kéo sợi
Khi sợi polyester mới được hình thành, nó rất mềm và có khả năng kéo giãn dài ra gấp vài trăm lần so với kích thước ban đầu. Đây là công đoạn quyết định độ mềm hay cứng của sợi vải polyester.
- Bước 5: Cuốn sợi
Những sợi polyester hoàn chỉnh được cuốn vào các ống lớn để chuẩn bị cho công đoạn dệt vải và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ưu và nhược điểm của vải polyester
Ưu điểm của vải polyester:
- Polyester là một lựa chọn kinh tế cho khách hàng nhờ giá thành sản phẩm rẻ.
- Vải có bề mặt phẳng, ít thấm hút nên dễ vệ sinh, rất thích hợp cho các sản phẩm cần duy trì độ sạch sẽ cao như đồ dùng gia đình hay trang phục cho trẻ em.
- Chống thấm nước và chống nhăn vượt trội, giúp giữ được form dáng mà không bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng.
- Chất liệu polyester bền chắc, khó rách hoặc giãn, giúp sản phẩm duy trì độ bền đẹp theo thời gian.
- Giữ màu rất tốt, không bị phai màu dù qua nhiều lần giặt và chống co rút hiệu quả.
Nhược điểm của vải polyester:
- Vải tổng hợp, như polyester, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, gây cản trở sự phát triển của hệ sinh thái.
- Do trọng lượng khá nặng, quần áo làm từ vải polyester thường mang lại cảm giác không thoải mái cho người mặc.
- Thêm vào đó, loại vải này dày và khả năng thấm hút kém, không thích hợp cho trang phục mùa hè, khiến người mặc cảm thấy nóng bức.
- Hút ẩm kém, chống nước tốt
Những đặc điểm của vải polyester mà nên biết
- Khả năng hút ẩm kém nhưng chống nước tốt.
- Dễ nhuộm lại màu, lên màu chuẩn và khó phai.
- Cấu trúc bền vững, khó bị hư hỏng.
- Chống co rút và nhăn hiệu quả.
- Bề mặt nhẵn mịn, khó bám bụi.
- Khả năng chống vi khuẩn và nấm mốc rất tốt.
- Phù hợp giặt tay hoặc giặt máy, sấy ở nhiệt độ cao và nhanh khô.
- Không bền với acid, lửa và kiềm.
- Khi cháy có mùi hắc của nhựa, tro vón thành cục và ngọn lửa yếu.
Ứng dụng của vải polyester trong đời sống
Vải polyester đối với ngành may mặc
Vải polyester được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, đặc biệt là các sản phẩm như chăn ga gối đệm và quần áo thể thao, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dân.
Vải polyester đối với ngành sản xuất đồng phục
Trong sản xuất quần áo, đặc biệt là đồng phục, vải polyester là chất liệu chính tạo nên những sản phẩm chất lượng cao và thời trang. Đồng phục thường sử dụng vải polyester bao gồm đồng phục học sinh, công nhân, và nhân viên.
Vải polyester được chia thành 2 loại chính và phổ biến hiện nay:
- PCDT (4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate): Đây là loại vải có tính đàn hồi và dẻo dai, thường được dùng làm vỏ bọc nội thất hoặc may rèm cửa.
- PET (polyethylene terephthalate và poly-1): Loại này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng tính ứng dụng và cấu trúc bền vững hơn so với PCDT. PET rất đa năng, được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
So sánh vải polyester và vải cotton
Vải polyester | Vải cotton |
Có đặc tính mát mẻ bằng vải cotton, khả năng thoáng khí kém hơn. Không thích hợp cho những làn da nhạy cảm. | Vải dễ xuất hiện các nếp gấp khi gấp trong thời gian dài không sử dụng và dễ bị xù lông. |
Thích hợp sản xuất những thời trang mùa hè, đáp ứng ra mồ hôi và di chuyển nhiều | Được làm 100 % từ chất liệu tự nhiên nên thấm hút mồ hôi tốt, mềm mịn và thoáng mát. |
Không bị nhăn, hư hỏng form dáng và giữ được form dáng lâu trong quá trình sử dụng, giặt dũ. | Vải sờ mịn, mát tay, không có cảm giác lạnh và trên bề mặt vải có những sợi bông xù li ti. |
Có tính đàn hồi cao, có độ bền lâu, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. | Khi giặt dễ bị mất form dáng ban đầu, có thể bị nhạt màu dần sau mỗi lần giặt. |
Chất vải phù hợp với mọi làn da, kể cả làn da nhạy cảm. | |
Vải dễ xuất hiện các nếp gấp khi gấp trong thời gian dài không sử dụng và dễ bị xù lông |
Tìm hiểu thêm thông tin: Vải cotton
Tổng kết bài viết
Đây là loại vải được sử dụng rộng rãi hằng ngày vì có những ưu điểm vượt trội so với các loại vải khác. Khi sử dụng đến loại vải polyester này thì quan trọng nhất là việc ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng loại vải poly này vẫn là lựa chọn phổ biến nhất cho ngày nay.
Câu hỏi thường gặp
Vải Polyester là gì ? |
Vải polyester, hay còn gọi đầy đủ là polyetylen terephthalate, là một loại polymer nhân tạo được tạo thành từ ethylene — một chất có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí. Hiểu đơn giản, đây là một loại nhựa có những đặc tính cơ bản của nhựa thông thường. Sợi polyester được sản xuất thông qua quá trình trùng hợp hóa học, tạo ra 4 dạng sợi chính: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament. Với bản chất là nhựa tổng hợp, polyester mang lại nhiều lợi ích trong sản xuất và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Polyester thường được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, chăn ga gối đệm, đồ lót và nhiều sản phẩm khác. |
Quy trình sản xuất vải polyester như thế nào ? |
Hỗn hợp ethylene glycol và dimethyl terephthalate được trộn đều với chất xúc tác, sau đó đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến 120 độ C để tạo ra hợp chất monomer. Sau đó, hợp chất này được tiếp tục phản ứng trực tiếp với acid terephthalic ở nhiệt độ khoảng 180 độ C. Quá trình này tạo ra các sợi polyester ban đầu.
Sợi polyester sau khi hình thành được đưa vào quá trình sấy khô. Sau khi sấy lần đầu, sợi trở nên giòn và được chia nhỏ. Những phần nhỏ này tiếp tục được sấy thêm lần nữa để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt mức tốt nhất.
Polyester sau khi sấy được nấu chảy ở nhiệt độ từ 170 đến 250 độ C, tạo thành dung dịch đặc. Dung dịch này được đưa vào ổ phun và ép qua các lỗ nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau để tạo thành các sợi polyester.
Khi sợi polyester mới được hình thành, nó rất mềm và có khả năng kéo giãn dài ra gấp vài trăm lần so với kích thước ban đầu. Đây là công đoạn quyết định độ mềm hay cứng của sợi vải polyester.
Những sợi polyester hoàn chỉnh được cuốn vào các ống lớn để chuẩn bị cho công đoạn dệt vải và đưa ra thị trường tiêu thụ. |
Ưu điểm của vải polyester là gì ? |
|
Nhược điểm của vải polyester là gì ? |
|
Vải polyester có mát không ? |
Vải polyester thường không được đánh giá cao về khả năng mát. Vải polyester có những ưu điểm riêng nhưng lại có hạn chế về khả năng thấm hút và thoáng khí. |
Chất vải polyester có nóng không ? |
Vải Polyester thường nóng hơn cotton, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm. |
Vải polyester có bị xù lông không ? |
Vải polyester có một đặc tính rất nổi bật đó là độ bền cao và ít bị xù lông so với các loại vải tự nhiên như cotton. |
Vải polyester có co giãn không ? |
Vải polyester có thể co giãn, nhưng không phải tất cả các loại vải polyester đều có tính năng này.
|